Tìm Hiểu Cấu Tạo Côn Xe Ô Tô Và Nguyên Lý Hoạt Động

Phần côn là một chi tiết nằm trong bộ ly hợp của những xe ô tô số sàn, nắm vai trò giúp hộp số xe hoạt động trơn tru, mượt mà. Hiểu được cấu tạo côn xe ô tô, nguyên lý hoạt động và cách phát hiện bệnh, bảo dưỡng côn xe thường xuyên sẽ giúp cho người điều khiển phương tiện lái xe an toàn và hiệu quả hơn.

Bộ phận nào gọi là côn xe ô tô?

Côn xe ô tô hay còn được gọi với cái tên khác là bộ ly hợp, là một chi tiết nằm trong hệ thống truyền lực. Bộ ly hợp là nơi liên kết các động cơ, hộp số và bánh xe lại với nhau. Nhiệm vụ của bộ phận này là truyền động hoặc ngắt truyền động lên động cơ khi cần. Chính vì vậy, trong trường hợp côn xe gặp trục trặc, việc điều khiển xe tương đối khó khăn và thậm chí là không thể điều khiển được.

Côn xe ô tô hay còn được gọi với cái tên khác là bộ ly hợp
Côn xe ô tô hay còn được gọi với cái tên khác là bộ ly hợp

Chi tiết cấu tạo côn xe ô tô

Phần lá côn xe ô tô được cấu thành từ 4 bộ phận, lần lượt là:

  • Rãnh then hoa: Các rãnh này sẽ ăn khớp và quay theo trục sơ cấp, giúp cho lá côn di chuyển dọc trục.
  • Đĩa ma sát: Đĩa ma sát được làm bằng một tấm kim loại tròn, ghép lại với nhau bằng đinh tán, bên trên có các lò xo giảm chấn. Thông thường, nhà sản xuất đã chế tạo bộ phận này bằng chất Amiang có khả năng chịu nhiệt, sợi carton và đồng đỏ đúc với nhau.  
  • Cao su: Với chức năng làm giảm bớt tác động vào ly hợp trong quá trình xe vận hành.
  • Tấm đệm: Chịu áp lực của lực nén khi đĩa ly hợp đang hoạt động.
Mô phỏng cấu tạo côn xe ô tô
Mô phỏng cấu tạo côn xe ô tô

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô có thể hiểu đơn giản lả dùng lực tác động lên bộ phận của hộp số, giúp bánh xe dừng lại trong khi động cơ vẫn đang hoạt động. 

  • Nhả chân côn: Khi động cơ ô tô hoạt động, bánh đà kết nối với trục khuỷu của động cơ nên sẽ quay theo. Khi đó, các bộ phận lò xo sẽ đẩy mâm bàn ép ly vào đĩa ma sát, sau đó ép chặt khiến bánh đà không thể tách khỏi trục sơ cấp của hộp số. 
  • Đạp chân côn: Khi đạp chân côn, cần liên động sẽ tác động lên càng nhả ly hợp, khiến lò xo bị nén lại. Từ đó, đĩa ép nhả lực ép giúp đĩa bị động tách ra khỏi bánh đà, ngắt hộp số khỏi động cơ.
Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô khá đơn giản
Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô khá đơn giản

Các tình trạng hỏng côn hay gặp phải

Trong quá trình sử dụng, côn xe ô tô hay gặp phải một số “bệnh” phổ biến như sau:

  • Nhả côn bị giật: Côn bị giật có thể là do người lái chưa thành thạo hoặc bộ ly hợp không hoạt động tốt. Khi gặp lỗi này, động cơ sẽ bị giật và rung mạnh.
  • Trượt côn: Khi trượt côn, mô-men từ động cơ không truyền được vào hộp số, phần lớn nguyên nhân là do đĩa ma sát bị mòn. Trong trường hợp này, bạn cần phải thay đĩa ma sát.
  • Chân côn nặng: Chân côn nặng là trường hợp người điều khiển phương tiện gặp khó khăn hơn khi đạp chân côn, nguyên nhân chủ yếu là do bị mòn lá côn hoặc thiếu dầu côn.
  • Côn xe phát ra tiếng động: Côn xe kêu to có thể do vòng bi ngắt ly hợp bị hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn. Trường hợp này để lâu dài rất có thể bị vỡ vòng bi.
  • Kẹt chân côn: Kẹt chân côn sẽ khiến người điều khiển không thể nhấn côn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình là bị đứt hoặc chỉnh sai, thiếu dầu ở xi-lanh, bị cong cần nối,…
  • Rung chân côn: Chân côn bị rung nguyên nhân do đĩa ly hợp lắp sai vị trí hoặc bị lệch. Trường hợp này bạn chỉ cần mang ra lắp lại chân côn đúng vị trí càng sớm càng tốt, vì nếu để lâu sẽ rất dễ bị mòn.

Lưu ý về cách chăm sóc côn xe ô tô

Các chuyên gia khuyến cáo, để côn xe ô tô hoạt động trơn tru, mượt mà, đồng thời sử dụng được lâu dài, bạn nên chăm sóc cẩn thận. 

Côn xe cần được bảo dưỡng thường xuyên
Côn xe cần được bảo dưỡng thường xuyên
  • Thay dầu cho côn thường xuyên: Thông thường, khi xe chạy được khoảng 20.000 – 40.000 km thì nên thay dầu xe một lần. Nếu xe thường xuyên sử dụng, bạn có thể thay dầu sớm hơn nữa. 
  • Thay côn xe định kỳ: Phần côn xe chịu khá nhiều ma sát khi vận hành, chính vì thế bạn nay thay côn định kỳ khi đi khoảng 80.000 km một lần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp xe mắc phải một số bệnh kể trên, bạn cần thay côn càng sớm càng tốt. Có 3 tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoạt động của côn xe trên thực tế là: Sự kết nối động cơ với hộp số, sức truyền hết công suất từ động cơ sang hộp số và tốc độ ngắt kết nối của động cơ.
  • Chỉnh côn: Sau một thời gian đi xe, phần côn sẽ bị lệch, không còn chuẩn như ban đầu. Chính vì thế mà bạn cần phải căn chỉnh lại côn cho hợp lý.

Trên đây là tất cả thông tin giải đáp cho bạn đọc về cấu tạo côn xe ô tô cũng như cách “bắt bệnh” dễ gặp. Hy vọng với những chia sẻ này, có thể giúp bạn hiểu hơn và sử dụng bộ ly hợp một cách tốt nhất khi điều khiển xe. 

The post Tìm Hiểu Cấu Tạo Côn Xe Ô Tô Và Nguyên Lý Hoạt Động appeared first on thegioilexus.com.vn.


Nguồn: https://thegioilexus.com.vn/cau-tao-con-xe-o-to-5151.html
Tác giả: Thu Hà

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 6 Các Hãng Xe Ô Tô Đắt Nhất Việt Nam Được Đại Gia Săn Đón

Biển Báo Tốc Độ Gồm Những loại Nào Và Các Mức Phạt Khi Vi Phạm

Cách Dịch Biển Số Xe Đẹp Theo Phong Thủy Nhất Năm 2024