Biển Báo Tốc Độ Gồm Những loại Nào Và Các Mức Phạt Khi Vi Phạm
Để giúp người dân tham gia giao thông an toàn và không vi phạm pháp luật, trên các đoạn đường thường được gắn các loại biển báo giao thông. Tùy theo tính chất và đặc điểm của mỗi cung đường mà các loại biển báo tốc độ sẽ có những quy định khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các loại biển hạn chế tốc độ này, mức xử phạt ra sao? Để tìm lời giải đáp cho vấn đề trên mời các bạn hãy cùng Thế giới Lexus tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Biển báo tốc độ là gì?
Biển báo tốc độ là những loại biển quy định về mức độ được phép di chuyển của các phương tiện giao thông. Hoặc quy định về những vấn đề liên quan tới tốc độ mà người tham gia giao thông cần lưu ý trong khi di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào khi tham gia giao thông trên đường theo quy định.
Xem thêm: Biển Số Xe Các Tỉnh Thành Việt Nam Chi Tiết Theo Cập Nhật Mới Nhất
Đối tượng tham gia giao thông phải tuân thủ theo chỉ dẫn của biển về tốc độ bởi nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Có rất nhiều loại biển tốc độ khác nhau nên việc tìm hiểu các loại biển này là điều cần thiết nếu bạn muốn tham gia giao thông an toàn và hạn chế tối đa tình huống bị xử phạt vi phạm.
Các loại biển báo tốc độ và cách phân biệt cụ thể
Với các lái xe khi tham gia giao thông việc chạy đúng km/h cho phép là một trong những điều kiện cần và đủ để giữ an toàn cũng như tránh bị vi phạm luật giao thông đường bộ. Vì thế, các tài xế khi lái xe cần phải nắm chắc ký hiệu, ý nghĩa và mức phạt của các loại biển tốc độ.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại biển báo tốc độ, để biết cách phân biệt và tránh nhầm lẫn giữa các loại biển này các bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
Loại biển thông báo giới hạn tốc độ cho phép
Trong loại biển báo giới hạn km/h cho phép được chia thành 2 loại là biển báo tốc độ tối đa cho phép và biển báo tốc độ tối thiểu cho phép, chi tiết như sau:
Biển báo tốc độ tối đa cho phép
Biển báo tốc độ tối đa cho phép được quy định theo số hiệu 127. Biển P.127 là loại biển hạn chế tốc độ với hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy quá tốc độ được ghi trên biển đặt tại tuyến đường đó, trừ những phương tiện được ưu tiên.
Biển P.127 thường được dùng làm biển báo tốc độ trong khu đông dân cư hay những đoạn đường đông xe qua lại, các công trình nhằm hạn chế tốc độ của những phương tiện đi lại. Chẳng hạn như trên biển báo ghi là 60 thì tốc độ tối đa mà xe được phép chạy không được quá 60km/h. Nếu như bạn chạy quá tốc độ ghi trên biển này là vi phạm và sẽ bị thổi phạt.
Theo đó, nhóm biển P.127 còn có một số loại biển báo tốc độ mang số hiệu sau:
- Biển P.127a: Đây là biển thông báo km/h tối đa cho phép về ban đêm.
- Biển P.127b: Loại biển ghép km/h tối đa cho phép trên từng làn đường.
- Biển P.127c: Loại biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo từng phương tiện và trên mỗi làn đường cụ thể.
Loại biển tốc độ tối thiểu cho phép
Tương tự như loại biển trên, biển báo tốc độ tối thiểu cho phép cũng mang một số hiệu, cụ thể là R.306. Biển R.306 có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn con số được ghi trên biển, đơn vị cũng là km/h.
Với những loại xe cơ giới được sản xuất mà có tốc độ tối đa thấp hơn giá trị ghi trên biển thì sẽ không được phép đi vào cung đường này. Biển R.306 thường được áp dụng trên những đoạn đường ở ngoài khu đông dân cư, xe chạy với tốc độ cao. Chẳng hạn trên biển ghi số 30 thì tốc độ tối thiểu mà các phương tiện lưu thông không được nhỏ hơn 30km/h. Đương nhiên, nếu bạn chạy với tốc độ thấp hơn thì sẽ bị quy vào lỗi vi phạm và phải nộp phạt theo quy định.
Tham khảo: Có Mấy Loại Biển Báo Giao Thông Trên Đường? Loại Biển Cần Nhớ?
Loại biển quy định hết hạn chế tốc độ giới hạn
Ở loại hình này sẽ được chia thành 2 loại là biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa và quy định biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu. Cụ thể:
Với biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa
Loại biển này mang số hiệu theo quy định là R.134. Đây là biển báo cho người tham gia giao thông biết đã hết đoạn đường bị hạn chế tốc độ tối đa. Bắt đầu từ vị trí đặt R.134 thì các xe được di chuyển với tốc độ lớn hơn nhưng trong tốc độ tối đa theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Trường hợp khác trong cùng một đoạn đường có nhiều biển cấm, nếu thấy đặt biển số hiệu R.135 – “Hết tất cả các lệnh cấm” thì mọi biển báo cấm trước đó đều hết tác dụng.
Loại biển báo hết hạn tốc độ tối thiểu
Biển báo hết hạn tốc độ tối thiểu được quy định với ký hiệu là R.307. Từ điểm đặt loại biển báo này, các phương tiện là xe cơ giới sẽ được phép chạy chậm hơn so với số km/h được ghi trên biển nhưng không được gây cản trở giao thông.
Mức xử phạt khi vi phạm
Bên cạnh việc tìm hiểu về các loại biển báo km/h thì bạn cũng nên tham khảo thêm thông tin về việc xử phạt nếu không may vi phạm những lỗi này. Trường hợp vi phạm thì sẽ có những mức phạt vi phạm khác nhau như:
Trong trường hợp chạy quá tốc độ tối đa
- Nếu chạy quá tốc độ từ 0 – 5km thì lái xe sẽ không bị xử phạt.
- Người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng nếu chạy vượt quá tốc độ quy định từ 5 – dưới 10km/h khi ghi trên biển.
- Bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng nếu chạy xe vượt quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/h ghi trên biển.
- Bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng và tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 2 – 4 tháng nếu chạy vượt quá tốc độ quy định từ 20 – 35km/h.
- Bạn sẽ bị phạt từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng cũng như tước quyền sử dụng bằng lái xe trong 2 – 4 tháng nếu chạy xe vượt quá tốc độ quy định là trên 35km/h.
Vi phạm khi chạy dưới tốc độ tối thiểu
Trong trường hợp lái xe thấp hơn tốc độ tối thiểu quy định thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 – 1.200.000 đồng.
Việc tuần tra, kiểm soát cũng như xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông được thực hiện đúng theo Thông tư số 01/2016/NĐ-CP của Bộ Công an quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cán bộ cảnh sát giao thông đường bộ.
Theo đó, tùy theo tình hình, diễn biến trật tự an toàn giao thông trên địa bàn hay các tuyến thì lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tổ chức công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Vấn đề này sẽ đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông cũng như phòng ngừa tai nạn giao thông có thể xảy ra.
Vì thế, không nhất thiết phải kiểm tra hay xử lý tốc độ tại nơi có biển báo quy định về tốc độ. Vậy nên ngoài các đoạn đường có gắn biển báo theo quy định về tốc độ thì cảnh sát giao thông có thể bắn tốc độ tại những cung đường khác theo chỉ đạo của Bộ công an hay Cục cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt,…
Đôi khi vì một số lý do nhất định mà chúng ta có thể vô tình vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra, các bạn cần có những kiến thức nhất định về luật giao thông cũng như am hiểu về các ký hiệu.
Những vị trí cắm biển
Theo Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe máy, xe cơ giới chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì việc đặt biển báo hạn chế tốc độ được thực hiện riêng. Các biển sẽ được căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn, tuyến đường theo kết cấu hạ tầng, lưu lượng cũng như chủng loại phương tiện, thời gian trong ngày.
Vậy nên, trên một đoạn đường có thể đặt nhiều biển hạn chế tốc độ khác nhau ở mỗi chiều. Chẳng hạn như biển báo tốc độ trên đường cao tốc thay vì đặt một loại loại duy nhất thì từng đoạn đường sẽ được quy định tốc độ phù hợp khác nhau.
Đọc ngay: Biển Báo Đường 1 Chiều Và Hình Thức Xử Phạt Nếu Đi Ngược Chiều
Cụ thể như sau:
- Với cung đường đôi, biển báo hạn chế tốc độ thường được đặt riêng cho từng chiều đường riêng biệt.
- Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày khác nhau thường là biển phụ hoặc biển điện tử.
- Với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao sẽ được đặt một loại biển nhằm hạn chế tốc độ riêng.
- Biển hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60km/h với đoạn đường trong khu vực đông dân cư. Ở đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư hay các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn giao thông thì có thể di chuyển ở tốc độ lớn hơn 90km/h.
- Bên cạnh đó, các đường nhánh ra – vào đường cao tốc sẽ được đặt biển hạn chế tốc độ nhưng không được phép dưới 50km/h.
Trên đây là những thông tin về các loại biển báo tốc độ cũng như mức xử phạt, vị trí đặt biển báo phổ biến nhất. Mỗi loại biển báo sẽ được ký hiệu và mang một ý nghĩa riêng biệt, cách thức xử phạt cũng có sự khác nhau nên các bạn cần lưu ý. Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn những kiến thức hữu ích để việc tham gia giao thông được diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt hay gặp những rắc rối không đáng có.
The post Biển Báo Tốc Độ Gồm Những loại Nào Và Các Mức Phạt Khi Vi Phạm appeared first on Thế Giới Lexus.
Nguồn: https://thegioilexus.com.vn/bien-bao-toc-do-6410.html
Tác giả: Thu Hà
Nhận xét
Đăng nhận xét